Đồi Hà Khê: Linh địa ở cố đô.
Đồi nằm cách thành phố Huế 6km về phía Tây, sát bên bờ tả ngạn sông Hương. Đồi Hà Khê nằm về phía Nam xã Giang Đạm, huyện Kim Trà vào thời Lê Mạc, tức xã An Ninh, huyện Hương Trà vào thời sau, kể từ các chúa Nguyễn. Nay thuộc xã Hương Long, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế.
< Không ảnh đồi Hà Khê.
Đồi không cao lắm, hơn mực nước biển vài chục mét, nhưng đồi có cách cấu tạo khá kỳ thú. Ngọn đồi và dòng nước sông Hương đã tạo cho vùng Thiên Mụ một phong cảnh đẹp thật huyền ảo. Con sông Hương từ thượng nguồn đổ về với điệu nước bình thường, êm ả, trong xanh, ngang làng Long Hồ thì chảy quanh trở lại và trở nên rộng ra để chảy về trước mặt Văn Thánh...
Đến tận chân đồi, sông uốn tròn qua mạng Nguyệt Biều, tạo thành một quãng rộng mênh mông như cái vịnh. Đứng từ gốc bi đình khắc thơ của Thiệu Trị mà nhìn lên, bất kỳ thời nào, bất kể giờ nào, quãng sông này đều có cái đẹp riêng từng thời khắc của nơi này.
Dulichgo
Đồi Hà Khê là ngọn đồi thiêng liêng từng chiếm vị trí đặc biệt tôn nghiêm trong tâm thức và ký ức của các vua chúa nhà Nguyễn suốt gần 400 năm tồn tại trong lịch sử vương quyền Việt Nam. Dưới lăng kính phong thủy, địa thế của đồi là nơi “thủy tụ”, nơi “rồng cuộn mình ngoảnh đầu nhìn lại” và là nơi có thế “hổ ngồi cất rống” (long bàn hổ cứ).
Sau khi dẫn quân vượt biển vào Quảng Trị để gây dựng giang sơn riêng về phía Nam, Chúa Nguyễn Hoàng đã nhình thấy giữa đồng bằng xã Hà Khê nổi lên một gò cao có hình tựa như đầu một con rồng đang ngoảnh lại, phía trước đồi có con sông lớn uốn khúc bọc quanh, phía sau có hồ nước lớn, tạo thành phong cảnh tốt tươi.
< Từ trên đồi nhìn xuống sông Hương.
Nhân đó, chúa thượng hỏi chuyện người địa phương, họ đều nói rằng gò này rất thiêng, tục truyền một đêm kia bỗng có một bà già mặc áo đỏ quần xanh hiện ra trên đỉnh gò nói rằng: “Rồi đây sẽ có một vị chân chúa đến xây chùa trên gò này để kết tụ khí thiêng và giữ bền long mạch”.
Để giữ bền long mạch chúa Nguyễn Hoàng mới xây lên ngôi chùa (trên nền của một ngôi chùa cũ đã có trước đó) ở đây và đặt tên là chùa Thiên Mụ. Ngồi chùa này là nơi kết tinh khí thiêng của đất trời, anh linh của giang sơn, nơi có dáng núi quay đầu về chốn kinh thành, cúi nhìn đăm đắm sông Hương, mở mang đạo pháp Liên Hoa, đúc kết tinh hoa vào lá bối.
Dulichgo
Đến cuối thế kỷ 20, chùa Thiên Mụ trên đồi Hà Khê là một trong các di tích quan trọng đã góp phần cùng thành quách, cung điện, lăng tẩm tạo nên diện mạo và giá trị của Quần thể di tích Huế – một quần thể đầu tiên của Việt Nam được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 1993.
Đó không chỉ là danh lam thắng cảnh tuyệt vời của đất nước, mà theo nhiều nhà nghiên cứu đã ảnh hưởng sâu đậm “đến cả cuộc tồn vong của một nền văn hóa” và “đã gắn liền đời sống tâm linh của dòng họ Nguyễn từ vị chúa đầu tiên cho đến vị vua cuối cùng” (Phan Thuận An). Hoặc như nhận định của Thích Hải Ấn và Hà Xuân Liêm trong công trình biên soạn về Phật giáo xứ Huế: “Sở dĩ chùa Thiên Mụ càng ngày càng có ảnh hưởng lớn là vì ngọn đồi Hà Khê – nơi có sơn triều thủy tụ, có long mạch phát đế vương cho dòng họ Chúa Nguyễn và triều Nguyễn kể từ 1558 (năm Nguyễn Hoàng vào trấn Thuận Hóa) cho đến 1945 (năm Vua Bảo Đại thoái vị)” – theo đó tính ra, họ Nguyễn đã có ngót 387 năm đăng quang, thăng trầm và tồn tại trong lịch sử vương quyền Việt Nam.
Du lịch, GO! tổng hợp
< Không ảnh đồi Hà Khê.
Đồi không cao lắm, hơn mực nước biển vài chục mét, nhưng đồi có cách cấu tạo khá kỳ thú. Ngọn đồi và dòng nước sông Hương đã tạo cho vùng Thiên Mụ một phong cảnh đẹp thật huyền ảo. Con sông Hương từ thượng nguồn đổ về với điệu nước bình thường, êm ả, trong xanh, ngang làng Long Hồ thì chảy quanh trở lại và trở nên rộng ra để chảy về trước mặt Văn Thánh...
Đến tận chân đồi, sông uốn tròn qua mạng Nguyệt Biều, tạo thành một quãng rộng mênh mông như cái vịnh. Đứng từ gốc bi đình khắc thơ của Thiệu Trị mà nhìn lên, bất kỳ thời nào, bất kể giờ nào, quãng sông này đều có cái đẹp riêng từng thời khắc của nơi này.
Dulichgo
Đồi Hà Khê là ngọn đồi thiêng liêng từng chiếm vị trí đặc biệt tôn nghiêm trong tâm thức và ký ức của các vua chúa nhà Nguyễn suốt gần 400 năm tồn tại trong lịch sử vương quyền Việt Nam. Dưới lăng kính phong thủy, địa thế của đồi là nơi “thủy tụ”, nơi “rồng cuộn mình ngoảnh đầu nhìn lại” và là nơi có thế “hổ ngồi cất rống” (long bàn hổ cứ).
Sau khi dẫn quân vượt biển vào Quảng Trị để gây dựng giang sơn riêng về phía Nam, Chúa Nguyễn Hoàng đã nhình thấy giữa đồng bằng xã Hà Khê nổi lên một gò cao có hình tựa như đầu một con rồng đang ngoảnh lại, phía trước đồi có con sông lớn uốn khúc bọc quanh, phía sau có hồ nước lớn, tạo thành phong cảnh tốt tươi.
< Từ trên đồi nhìn xuống sông Hương.
Nhân đó, chúa thượng hỏi chuyện người địa phương, họ đều nói rằng gò này rất thiêng, tục truyền một đêm kia bỗng có một bà già mặc áo đỏ quần xanh hiện ra trên đỉnh gò nói rằng: “Rồi đây sẽ có một vị chân chúa đến xây chùa trên gò này để kết tụ khí thiêng và giữ bền long mạch”.
Để giữ bền long mạch chúa Nguyễn Hoàng mới xây lên ngôi chùa (trên nền của một ngôi chùa cũ đã có trước đó) ở đây và đặt tên là chùa Thiên Mụ. Ngồi chùa này là nơi kết tinh khí thiêng của đất trời, anh linh của giang sơn, nơi có dáng núi quay đầu về chốn kinh thành, cúi nhìn đăm đắm sông Hương, mở mang đạo pháp Liên Hoa, đúc kết tinh hoa vào lá bối.
Dulichgo
Đến cuối thế kỷ 20, chùa Thiên Mụ trên đồi Hà Khê là một trong các di tích quan trọng đã góp phần cùng thành quách, cung điện, lăng tẩm tạo nên diện mạo và giá trị của Quần thể di tích Huế – một quần thể đầu tiên của Việt Nam được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 1993.
Đó không chỉ là danh lam thắng cảnh tuyệt vời của đất nước, mà theo nhiều nhà nghiên cứu đã ảnh hưởng sâu đậm “đến cả cuộc tồn vong của một nền văn hóa” và “đã gắn liền đời sống tâm linh của dòng họ Nguyễn từ vị chúa đầu tiên cho đến vị vua cuối cùng” (Phan Thuận An). Hoặc như nhận định của Thích Hải Ấn và Hà Xuân Liêm trong công trình biên soạn về Phật giáo xứ Huế: “Sở dĩ chùa Thiên Mụ càng ngày càng có ảnh hưởng lớn là vì ngọn đồi Hà Khê – nơi có sơn triều thủy tụ, có long mạch phát đế vương cho dòng họ Chúa Nguyễn và triều Nguyễn kể từ 1558 (năm Nguyễn Hoàng vào trấn Thuận Hóa) cho đến 1945 (năm Vua Bảo Đại thoái vị)” – theo đó tính ra, họ Nguyễn đã có ngót 387 năm đăng quang, thăng trầm và tồn tại trong lịch sử vương quyền Việt Nam.
Du lịch, GO! tổng hợp