Những con đèo hiểm trở trên hành trình đi Mù Cang Chải
Khau Phạ, đèo Khế, đèo Ách là những cung đường du khách sẽ đi qua từ Hà Nội theo hướng quốc lộ 32 để tới Mù Cang Chải, Yên Bái.
Mỗi con đèo hiện lên như một bức tranh hùng vĩ của thiên nhiên với sức mạnh của bàn tay con người qua bao năm tháng.
Đèo Khế - ranh giới tự nhiên giữa Phú Thọ và Yên Bái
Có nhiều cung đường núi mang tên “đèo Khế” và con đèo nối hai tỉnh Phú Thọ và Yên Bái cũng được đặt theo cái tên này. Chạy xe qua Thu Cúc, quốc lộ 32 rẽ làm hai nhánh là 32 (qua đèo Lũng Lô) và 32B (qua đèo Khế).
Cung đường dẫn lên Yên Bái sẽ đi qua quốc lộ 32 với khung cảnh hùng vĩ của núi rừng hai huyện Văn Chấn và Tân Sơn. Bạn có thể chiêm ngưỡng những cánh đồng lúa mênh mông nằm bên rừng cọ bạt ngàn của Phú Thọ hay đồi chè hút tầm mắt.
Dulichgo
Đèo Khế từng là “nỗi sợ” với dân lái xe, đặc biệt là những người đi đêm. Con đường này thường xuyên xảy ra sạt lở, gây ách tắc giao thông. Tuy nhiên, những năm qua, đèo Khế đã được tu sửa và trở thành tuyến đường chính cho những người đi du lịch Mù Cang Chải, thay vì chạy dài hơn từ thành phố Yên Bái, qua Văn Chấn và lên Nghĩa Lộ.
Đèo Ách, nơi khởi nguồn của dòng suối Ngòi Phà
Nằm hoàn toàn trong địa phận huyện Văn Chấn, đây là con đèo hùng vĩ của tỉnh Yên Bái, cùng với đèo Lũng Lô và Khau Phạ. Đèo Ách nổi tiếng với các con đường có độ dốc lớn và nhiều khúc cua tay áo. Cơn mưa bất chợt của vùng núi đem theo làn sương mỏng che lấp tầm nhìn của lái xe thường khiến du khách “chùn chân” khi đi qua cung đèo chỉ kéo dài vài km này.
Tuy chưa lên đến độ cao lý tưởng để ngắm khung cảnh hùng vĩ của Tây Bắc, con đường qua đèo Ách mang lại cho bạn không khí trong lành và vẻ đẹp mộc mạc của làng quê Văn Chấn. Sông Ngòi Lao chạy qua chân đèo Ách, đổ về các con suối và mang đến sự sống cho những cánh đồng cũng đang vào vụ mùa.
Đèo Khau Phạ - “Cổng trời” dẫn vào xứ sở Tây Bắc
Được mệnh danh là một trong tứ đại đỉnh đèo, cái tên Khau Phạ khiến người ta nhớ ngay tới con đèo hiểm trở, dài hơn 30 km, nằm giữa hai huyện Văn Chấn và Mù Cang Chải.
Dulichgo
Đèo nổi tiếng với các cung đường quanh co, các khúc cua gấp, một bên là thung lũng, một bên là núi cao dựng đứng, đem lại cảm giác choáng ngợp cho du khách. Khau Phạ cũng là con đường huyết mạch nối Yên Bái với Lai Châu và Lào Cai.
Đến với đèo Khau Phạ, bạn như lạc vào thế giới của núi rừng và những thửa ruộng bậc thang hùng vĩ. Từ trên đèo, du khách có thể phóng tầm mắt xuống cánh đồng Lìm Mông và thung lũng Cao Phạ, nơi có những thửa ruộng bậc thang kéo lên tận cổng trời. Lên cao hơn là những đỉnh núi quanh năm vờn mây trắng và thác nước róc rách bên vách đá.
Hãy dành những phút giây nghỉ ngơi trên con đèo này sau một chặng đường dài căng thẳng và cùng ngắm nhìn vẻ đẹp của trời đất vào thu.
Con đường đèo từ Tú Lệ đến Nghĩa Lộ
Dù không được gọi tên cụ thể nhưng con đường từ Nghĩa Lộ tới Tú Lệ sẽ đem đến cho du khách những khúc cua liên tiếp đến thót tim. Trên quãng đường hơn 45 km không có những dốc đứng hay vách núi đá, nhưng có nhiều khúc cua khiến các tay lái phải dè chừng.
Theo Minh Đức (Vnexpress)
Du lịch, GO!
Mỗi con đèo hiện lên như một bức tranh hùng vĩ của thiên nhiên với sức mạnh của bàn tay con người qua bao năm tháng.
Đèo Khế - ranh giới tự nhiên giữa Phú Thọ và Yên Bái
Có nhiều cung đường núi mang tên “đèo Khế” và con đèo nối hai tỉnh Phú Thọ và Yên Bái cũng được đặt theo cái tên này. Chạy xe qua Thu Cúc, quốc lộ 32 rẽ làm hai nhánh là 32 (qua đèo Lũng Lô) và 32B (qua đèo Khế).
Cung đường dẫn lên Yên Bái sẽ đi qua quốc lộ 32 với khung cảnh hùng vĩ của núi rừng hai huyện Văn Chấn và Tân Sơn. Bạn có thể chiêm ngưỡng những cánh đồng lúa mênh mông nằm bên rừng cọ bạt ngàn của Phú Thọ hay đồi chè hút tầm mắt.
Dulichgo
Đèo Khế từng là “nỗi sợ” với dân lái xe, đặc biệt là những người đi đêm. Con đường này thường xuyên xảy ra sạt lở, gây ách tắc giao thông. Tuy nhiên, những năm qua, đèo Khế đã được tu sửa và trở thành tuyến đường chính cho những người đi du lịch Mù Cang Chải, thay vì chạy dài hơn từ thành phố Yên Bái, qua Văn Chấn và lên Nghĩa Lộ.
Đèo Ách, nơi khởi nguồn của dòng suối Ngòi Phà
Nằm hoàn toàn trong địa phận huyện Văn Chấn, đây là con đèo hùng vĩ của tỉnh Yên Bái, cùng với đèo Lũng Lô và Khau Phạ. Đèo Ách nổi tiếng với các con đường có độ dốc lớn và nhiều khúc cua tay áo. Cơn mưa bất chợt của vùng núi đem theo làn sương mỏng che lấp tầm nhìn của lái xe thường khiến du khách “chùn chân” khi đi qua cung đèo chỉ kéo dài vài km này.
Tuy chưa lên đến độ cao lý tưởng để ngắm khung cảnh hùng vĩ của Tây Bắc, con đường qua đèo Ách mang lại cho bạn không khí trong lành và vẻ đẹp mộc mạc của làng quê Văn Chấn. Sông Ngòi Lao chạy qua chân đèo Ách, đổ về các con suối và mang đến sự sống cho những cánh đồng cũng đang vào vụ mùa.
Đèo Khau Phạ - “Cổng trời” dẫn vào xứ sở Tây Bắc
Được mệnh danh là một trong tứ đại đỉnh đèo, cái tên Khau Phạ khiến người ta nhớ ngay tới con đèo hiểm trở, dài hơn 30 km, nằm giữa hai huyện Văn Chấn và Mù Cang Chải.
Dulichgo
Đèo nổi tiếng với các cung đường quanh co, các khúc cua gấp, một bên là thung lũng, một bên là núi cao dựng đứng, đem lại cảm giác choáng ngợp cho du khách. Khau Phạ cũng là con đường huyết mạch nối Yên Bái với Lai Châu và Lào Cai.
Đến với đèo Khau Phạ, bạn như lạc vào thế giới của núi rừng và những thửa ruộng bậc thang hùng vĩ. Từ trên đèo, du khách có thể phóng tầm mắt xuống cánh đồng Lìm Mông và thung lũng Cao Phạ, nơi có những thửa ruộng bậc thang kéo lên tận cổng trời. Lên cao hơn là những đỉnh núi quanh năm vờn mây trắng và thác nước róc rách bên vách đá.
Hãy dành những phút giây nghỉ ngơi trên con đèo này sau một chặng đường dài căng thẳng và cùng ngắm nhìn vẻ đẹp của trời đất vào thu.
Con đường đèo từ Tú Lệ đến Nghĩa Lộ
Dù không được gọi tên cụ thể nhưng con đường từ Nghĩa Lộ tới Tú Lệ sẽ đem đến cho du khách những khúc cua liên tiếp đến thót tim. Trên quãng đường hơn 45 km không có những dốc đứng hay vách núi đá, nhưng có nhiều khúc cua khiến các tay lái phải dè chừng.
Theo Minh Đức (Vnexpress)
Du lịch, GO!