Nghề làm kèn đồng ở Nam Định
(TNO) - Từ nhà thờ, tiếng kèn đồng vươn xa, trở thành một sinh hoạt văn hóa cộng đồng tại Nam Định.
“Đâu cũng nghe thấy tiếng kèn đồng”
Ông Nguyễn Văn Chính (63 tuổi, số nhà 151 Hoàng Văn Thụ, TP.Nam Định), một tay kèn bass tham gia đội kèn của giáo xứ Nam Định từ lúc còn trẻ, cho biết đội kèn đồng đầu tiên tại Nam Định được thành lập từ hàng trăm năm trước, phục vụ các nghi lễ, sinh hoạt tôn giáo của đạo Thiên Chúa vào những dịp lễ trọng. Các đội kèn cũng tự tập và dàn dựng, biểu diễn những bản nhạc ca ngợi Đảng, Bác Hồ, ca ngợi quê hương, đất nước.
Được người dân hưởng ứng, rất nhanh, tiếng kèn đồng trở thành một “món ăn tinh thần” không thể thiếu ở các vùng quê Nam Định và phát triển với tốc độ chóng mặt. Hầu như tất cả thanh niên Công giáo ở xã Hải Minh đều đi học nhạc kèn khi tròn 16 tuổi. Các hội kèn thường xuyên mời các nhạc sĩ có tiếng như Đinh Ngọc Liên, Nguyễn Hữu Quách, Thanh Hải... về xã dạy nhạc kèn.
Ông Nguyễn Văn Oánh, người được xem có tay nghề giỏi nhất trong việc sửa chữa và làm kèn đồng ở làng Phạm Pháo, xã Hải Minh, H.Hải Hậu, Nam Định, cho biết lúc đầu kèn đồng đều mua từ nước ngoài. Nhưng quá trình hơn 100 năm yêu và gắn bó với kèn đồng, nhiều thợ kèn ở làng Phạm Pháo đã mày mò, tự tháo những chiếc kèn do nước ngoài sản xuất để học sửa kèn, làm kèn đồng. Từ trao đổi kinh nghiệm cho nhau, nhiều người đã trở thành thợ giỏi, nhận sửa kèn, làm kèn cả cho các đội kèn vùng khác.
“Gia đình tôi mấy đời nay đều theo nghề làm kèn. Lúc đầu, chỉ có khoảng gần 10 gia đình trong làng theo nghề làm kèn. Nhưng khoảng chục năm gần đây, nhờ phong trào thổi kèn đồng ở Nam Định cũng như các tỉnh lân cận phát triển mạnh nên hơn 70% các hộ trong làng đã theo nghề làm kèn, hình thành làng nghề làm kèn Phạm Pháo duy nhất ở Nam Định”, ông Oánh nói.
Chiếc kèn đồng lớn nhất VN
Nhắc đến kèn đồng ở Nam Định, không thể không nói tới chiếc kèn đồng có kích thước được cho là lớn nhất VN, nặng tới 3 tạ, dài 5,5 m, loa kèn rộng 1,25 m, do giám mục Hoàng Văn Tiệm đặt làm với chi phí gần 100 triệu đồng và đưa về trưng bày tại Tòa giám mục Bùi Chu, H.Xuân Trường, tỉnh Nam Định.
Dulichgo
Người chế tạo ra chiếc kèn đồng này là ông Đinh Văn Mạnh (71 tuổi), đang sống tại xóm 3, xã Xuân Tiến, H.Xuân Trường. Ông Mạnh và con rể là Ngô Văn Hòa cùng 3 người cháu phụ việc phải tốn hơn 4 tháng (từ tháng 4 - 8.2005) mới làm xong chiếc kèn hoàn toàn bằng phương pháp thủ công. Đây là chiếc kèn trombone, loại kèn khó làm nhất trong các loại kèn đồng.
Để thổi được chiếc kèn này, ông Mạnh chế tạo thêm một đầu nối với ống thổi có đường kính gần 40 cm. Không chỉ chế tác thành công chiếc kèn đồng lớn nhất, gia đình ông Mạnh còn sản xuất gần 700 chiếc kèn đồng bán cho các đội kèn.
Ông Nguyễn Duy Đông, một thợ giỏi của làng nghề Phạm Pháo, nói kèn đồng có nhiều loại, nhiều hình dáng nhưng đều giống nhau là có bộ hơi gồm 3 quả pháo, mỗi quả có 6 lỗ tạo ra các nốt nhạc. Trong quá trình chế tác, khâu khó nhất là chế tạo quả pháo. Vì vậy, người chế tạo bộ pháo ngoài đôi tay tài hoa còn phải có kiến thức về âm nhạc và quan trọng nhất là phải có đôi tai “đọc” được nhạc. Để nhận đơn đặt làm kèn, một hộ làm kèn ít nhất phải có một người như vậy.
Nét riêng của nghề làm kèn đồng ở làng Phạm Pháo là hầu hết các công đoạn đều được thực hiện thủ công. Những ống đồng được cán phẳng, uốn theo hình dạng của loại kèn đồng định làm. Chỉ có những chiếc kèn đồng lớn mới dùng đến máy tiện, máy uốn thủy lực để định hình. Còn lại các công đoạn đánh bóng, tạo âm đều được làm bằng sự cần mẫn, tỉ mỉ của người thợ kèn.
Dulichgo
Theo bà Phạm Thị Tin, một hộ làm kèn ở làng nghề Phạm Pháo, các hộ làm kèn trong làng đang chuyên nghiệp hóa nghề làm kèn theo hướng mỗi người trong nhà học và chuyên làm một công đoạn nào đó của kèn đồng. “Nghề làm kèn không chỉ đem lại thu nhập mà còn thể hiện được tình yêu đối với tiếng kèn đồng đã gắn bó với người làng Phạm Pháo từ hàng trăm năm nay”, bà Tin nói bằng giọng thật vui.
Theo thống kê, hiện nay tại Nam Định có trên 200 đội kèn đồng, đội ít là 30 tay kèn, đội nhiều khoảng 70 tay kèn. Ở các huyện ven biển và có tỷ lệ đồng bào Công giáo cao như Hải Hậu, Nghĩa Hưng, Giao Thủy, 100% các xã đều có đội kèn đồng. Riêng H.Hải Hậu có gần 100 đội kèn đồng, mỗi đội gồm 35 - 50 nhạc công. Trong đó, đoàn kèn hợp nhất giáo xứ Phạm Pháo, làng Phạm Pháo, được xem là đoàn kèn Tây lớn nhất nước. Hiện nay đoàn kèn này có trên 800 thành viên chia làm 12 hội kèn nhỏ nằm khắp 26 thôn của xã Hải Minh. Đây cũng được xem là đội kèn ra đời sớm nhất Nam Định, từ năm 1910.
Rất nhiều nữ giới tham gia vào các đội kèn. Không chỉ tham gia thổi kèn, tại đây còn có tới gần 30 đội kèn đồng toàn nữ. Trong đó, riêng tại H.Hải Hậu có khoảng 20 đội kèn nữ. Đội kèn đồng nữ xã Hải Bắc (H.Hải Hậu) đã đoạt giải nhì tại Hội thi nhạc kèn toàn tỉnh Nam Định và được mời biểu diễn ở hầu hết các lễ hội lớn của tỉnh này.
Theo Hoàng Long (Thanh Niên)
Du lịch, GO!
“Đâu cũng nghe thấy tiếng kèn đồng”
Ông Nguyễn Văn Chính (63 tuổi, số nhà 151 Hoàng Văn Thụ, TP.Nam Định), một tay kèn bass tham gia đội kèn của giáo xứ Nam Định từ lúc còn trẻ, cho biết đội kèn đồng đầu tiên tại Nam Định được thành lập từ hàng trăm năm trước, phục vụ các nghi lễ, sinh hoạt tôn giáo của đạo Thiên Chúa vào những dịp lễ trọng. Các đội kèn cũng tự tập và dàn dựng, biểu diễn những bản nhạc ca ngợi Đảng, Bác Hồ, ca ngợi quê hương, đất nước.
Được người dân hưởng ứng, rất nhanh, tiếng kèn đồng trở thành một “món ăn tinh thần” không thể thiếu ở các vùng quê Nam Định và phát triển với tốc độ chóng mặt. Hầu như tất cả thanh niên Công giáo ở xã Hải Minh đều đi học nhạc kèn khi tròn 16 tuổi. Các hội kèn thường xuyên mời các nhạc sĩ có tiếng như Đinh Ngọc Liên, Nguyễn Hữu Quách, Thanh Hải... về xã dạy nhạc kèn.
Ông Nguyễn Văn Oánh, người được xem có tay nghề giỏi nhất trong việc sửa chữa và làm kèn đồng ở làng Phạm Pháo, xã Hải Minh, H.Hải Hậu, Nam Định, cho biết lúc đầu kèn đồng đều mua từ nước ngoài. Nhưng quá trình hơn 100 năm yêu và gắn bó với kèn đồng, nhiều thợ kèn ở làng Phạm Pháo đã mày mò, tự tháo những chiếc kèn do nước ngoài sản xuất để học sửa kèn, làm kèn đồng. Từ trao đổi kinh nghiệm cho nhau, nhiều người đã trở thành thợ giỏi, nhận sửa kèn, làm kèn cả cho các đội kèn vùng khác.
“Gia đình tôi mấy đời nay đều theo nghề làm kèn. Lúc đầu, chỉ có khoảng gần 10 gia đình trong làng theo nghề làm kèn. Nhưng khoảng chục năm gần đây, nhờ phong trào thổi kèn đồng ở Nam Định cũng như các tỉnh lân cận phát triển mạnh nên hơn 70% các hộ trong làng đã theo nghề làm kèn, hình thành làng nghề làm kèn Phạm Pháo duy nhất ở Nam Định”, ông Oánh nói.
Chiếc kèn đồng lớn nhất VN
Nhắc đến kèn đồng ở Nam Định, không thể không nói tới chiếc kèn đồng có kích thước được cho là lớn nhất VN, nặng tới 3 tạ, dài 5,5 m, loa kèn rộng 1,25 m, do giám mục Hoàng Văn Tiệm đặt làm với chi phí gần 100 triệu đồng và đưa về trưng bày tại Tòa giám mục Bùi Chu, H.Xuân Trường, tỉnh Nam Định.
Dulichgo
Người chế tạo ra chiếc kèn đồng này là ông Đinh Văn Mạnh (71 tuổi), đang sống tại xóm 3, xã Xuân Tiến, H.Xuân Trường. Ông Mạnh và con rể là Ngô Văn Hòa cùng 3 người cháu phụ việc phải tốn hơn 4 tháng (từ tháng 4 - 8.2005) mới làm xong chiếc kèn hoàn toàn bằng phương pháp thủ công. Đây là chiếc kèn trombone, loại kèn khó làm nhất trong các loại kèn đồng.
Để thổi được chiếc kèn này, ông Mạnh chế tạo thêm một đầu nối với ống thổi có đường kính gần 40 cm. Không chỉ chế tác thành công chiếc kèn đồng lớn nhất, gia đình ông Mạnh còn sản xuất gần 700 chiếc kèn đồng bán cho các đội kèn.
Ông Nguyễn Duy Đông, một thợ giỏi của làng nghề Phạm Pháo, nói kèn đồng có nhiều loại, nhiều hình dáng nhưng đều giống nhau là có bộ hơi gồm 3 quả pháo, mỗi quả có 6 lỗ tạo ra các nốt nhạc. Trong quá trình chế tác, khâu khó nhất là chế tạo quả pháo. Vì vậy, người chế tạo bộ pháo ngoài đôi tay tài hoa còn phải có kiến thức về âm nhạc và quan trọng nhất là phải có đôi tai “đọc” được nhạc. Để nhận đơn đặt làm kèn, một hộ làm kèn ít nhất phải có một người như vậy.
Nét riêng của nghề làm kèn đồng ở làng Phạm Pháo là hầu hết các công đoạn đều được thực hiện thủ công. Những ống đồng được cán phẳng, uốn theo hình dạng của loại kèn đồng định làm. Chỉ có những chiếc kèn đồng lớn mới dùng đến máy tiện, máy uốn thủy lực để định hình. Còn lại các công đoạn đánh bóng, tạo âm đều được làm bằng sự cần mẫn, tỉ mỉ của người thợ kèn.
Dulichgo
Theo bà Phạm Thị Tin, một hộ làm kèn ở làng nghề Phạm Pháo, các hộ làm kèn trong làng đang chuyên nghiệp hóa nghề làm kèn theo hướng mỗi người trong nhà học và chuyên làm một công đoạn nào đó của kèn đồng. “Nghề làm kèn không chỉ đem lại thu nhập mà còn thể hiện được tình yêu đối với tiếng kèn đồng đã gắn bó với người làng Phạm Pháo từ hàng trăm năm nay”, bà Tin nói bằng giọng thật vui.
Theo thống kê, hiện nay tại Nam Định có trên 200 đội kèn đồng, đội ít là 30 tay kèn, đội nhiều khoảng 70 tay kèn. Ở các huyện ven biển và có tỷ lệ đồng bào Công giáo cao như Hải Hậu, Nghĩa Hưng, Giao Thủy, 100% các xã đều có đội kèn đồng. Riêng H.Hải Hậu có gần 100 đội kèn đồng, mỗi đội gồm 35 - 50 nhạc công. Trong đó, đoàn kèn hợp nhất giáo xứ Phạm Pháo, làng Phạm Pháo, được xem là đoàn kèn Tây lớn nhất nước. Hiện nay đoàn kèn này có trên 800 thành viên chia làm 12 hội kèn nhỏ nằm khắp 26 thôn của xã Hải Minh. Đây cũng được xem là đội kèn ra đời sớm nhất Nam Định, từ năm 1910.
Rất nhiều nữ giới tham gia vào các đội kèn. Không chỉ tham gia thổi kèn, tại đây còn có tới gần 30 đội kèn đồng toàn nữ. Trong đó, riêng tại H.Hải Hậu có khoảng 20 đội kèn nữ. Đội kèn đồng nữ xã Hải Bắc (H.Hải Hậu) đã đoạt giải nhì tại Hội thi nhạc kèn toàn tỉnh Nam Định và được mời biểu diễn ở hầu hết các lễ hội lớn của tỉnh này.
Theo Hoàng Long (Thanh Niên)
Du lịch, GO!